“Thay người” là một thuật ngữ quá đỗi quen thuộc với những người biết đến bóng đá. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng về luật thay người ở bộ môn thể thao này. Bài viết hôm nay sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn về luật thay người trong bóng đá.

Những đặc điểm của luật thay người trong bóng đá truyền thống

Một thời gian dài trước khi dịch bệnh bùng phát, thế giới bóng đá luôn tuân theo quy định số người thay thế tối đa trong bóng đá tuyển thống là 3 người.
Luật thay người trong bóng đá
Trước khi bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, luật thay người trong bóng đá sẽ chỉ là 3 cầu thủ được thay thế
Nếu như trong trường hợp cả 2 đội phải đưa nhau vào hiệp phụ mà đội bóng vẫn chưa sử dụng hết lượt thay đổi người. Họ sẽ được dùng phương án thay thế đó ở trong hiệp thi đấu phụ. Khi dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến các đội bóng lẫn các cầu thủ, liên đoàn bóng đá Thế Giới – FIFA đã phải đưa ra những điều chỉnh về luật thay người sao cho phù hợp nhất với tình hình hiện tại.

Số lượng cầu thủ được phép thay người

Thay vì 3 cầu thủ tối đa để thay thế, FIFA đã đổi lại luật tạm thời và tăng lên 5. Cụ thể, mỗi đội bóng sẽ có 5 sự thay đổi người trong 90 phút chính thức và thêm 1 cầu thủ được thay người nếu trận đấu phải kéo vào hiệp phụ.
Luật thay người trong bóng đá
Sau khi FIFA tạm thay đổi lại luật, số lượng cầu thủ thay người đã được tăng lên thành 5 trong 90 phút thu đấu chính thức
Tuy nhiên, dù số lượng cầu thủ thay thế được gia tăng nhưng số lượt thay thế vẫn chỉ là 3 lần như trước đây. Lý do được đưa ra là nhằm tránh việc trận đấu bị gián đoạn và để tiết kiệm thời gian hết mức có thể. Đồng thời, nếu đội bóng vẫn chưa sử dụng hết lượt thay người, họ sẽ được dùng nó khi trận đấu vào hiệp phụ (nếu có).

Luật thay người được áp dụng khi nào?

Luật thay người sẽ được áp dụng khi trọng tài ở biên nhận được thông báo thay người từ ban huấn luyện của đội bóng và có biển thông báo thay người được đưa ra. Lúc này trọng tài chính sẽ có quyết định cho phép các thủ thay người trong trường hợp trận đấu tạm dừng.
Trọng tài biên cầm bảng thông báo người
Trọng tài biên sẽ có bảng thông báo mỗi khi 1 trong 2 đội bóng muốn thay đổi cầu thủ
Các cầu thủ bị thay người sẽ phải di chuyển ra khỏi khu vực sân và rời sân ở ngay vị trí của cầu thủ được thay vào. Cầu thủ thay người sẽ chỉ được vào sân khi cầu thủ ở trong sân đã ra khỏi sân. Ở thời gian nghỉ giữa hiệp, đội bóng vẫn có thể thực hiện quyền thay người. Tuy nhiên tất cả sẽ vẫn phải tuân theo quyết định tới từ trọng tài. Trong trường hợp vượt quá thời gian mà cầu thủ được thay người vẫn chưa được tung vào sân, trận đấu sẽ tiếp tục như bình thường.

Thay người trong bất kì tình huống nào đều phải được trọng tài thông qua

Cầu thủ được thay người và bị thay người trong bất kì trường hợp nào nếu vào hoặc ra sân mà chưa có sự đồng ý của trọng tài thì trận đấu sẽ được trọng tài cho tạm dừng và đội bóng đó sẽ phải nhận một quả đá phạt gián tiếp. Nếu cầu thủ được thay người vào sân mà chưa có sự đồng ý của trọng tài ghi bàn hoặc kiến tạo thì cũng sẽ không được công nhận bàn thắng.
Thay người trong bóng đá
Bất kì sự thay đổi người nào đều phải có sự đồng ý tới từ trọng tài
Khi cầu thủ phải rời sân vì chấn thương, có vấn đề với quần áo hay bất kì lí do gì cũng đều phải có sự cho phép từ các trọng tài.

Lịch sử ra đời của luật thay người trong bóng đá

Ít ai biết rằng, từ những năm 40-50 của thế kỷ XIX, luật thay người trong bóng đá vẫn chưa được áp dụng. Trận đấu sẽ diễn ra với những cầu thủ trong đội hình xuất phát từ đầu cho đến cuối trận. Những nhà điều hành bóng đá cho rằng điều này sẽ giữ lại sự hấp dẫn và kịch tính bộ môn “thể thao vua”. Tuy nhiên, việc làm này dần đem lại những hiệu ứng tiêu cực. Việc không được thay người khiến nhiều cầu thủ gặp phải chấn thương, kiệt sức và thậm chí gục ngã ngay trên sân khiến đội bóng của họ phải thi đấu thiếu người. Điều này buộc các nhà lãnh đạo phải nghĩ ra điều luật cho phép những đội bóng có thể sử dụng sự thay thế cầu thủ. Tuy nhiên, phải đến năm 1965 luật thay người mới được chính thức áp dụng. Cầu thủ đầu tiên trong lịch sử được thay bởi một cầu thủ khác theo luật thay người chính thức là thủ thành Giuseppe Moschioni của đội bóng Foggia, Italia vào ngày 5/9/1965.
Lịch sử ra đời của luật thay người trong bóng đá
Giuseppe Moschioni trở thành cầu thủ đầu tiên được thay người khi luật thay người chính thức áp dụng vào năm 1965

Luật thay người ở bóng đá sân 7

Một trận đấu ở sân bóng đá 7 người sẽ diễn ra với 14 cầu thủ thủ trên sân, mỗi đội 7 người kể cả thủ môn. Mỗi đội sẽ có tối đa 7 người để thay thế trong trận đấu. Những cầu thủ đã bị thay người và ra khỏi sân sẽ không được phép trở lại sân để thi đấu trong trận này nữa. Khi đội bóng có sự thay đổi người cũng sẽ phải tuân thủ theo quyết định từ trọng tài. Khi trọng tài cho phép, cầu thủ thay người mới được ra hoặc vào sân.

Luật thay người trong bóng đá giao hữu

Trong một trận bóng giao hữu, số cầu thủ được thay người sẽ gia tăng khi có tối đa tới 6 cầu thủ. Tất cả vẫn sẽ phải nghe theo quyết định tới từ trọng tài chính.
Thay người trong bóng đá giao hữu
Sự thay đổi người trong một trận giao hữu sẽ là 6 cầu thủ
Khi một cầu thủ “không phận sự” tiến vào khu vực thi đấu vẫn sẽ bị trọng tài chính đưa ra hình phạt. Khi trận đấu bị tác động bởi những người ngoài cuộc không phải là cầu thủ trong sân dẫn tới bàn thắng thì bàn thắng này sẽ không được công nhận.