Bạn không thể phân biệt được các loại lũ khác nhau như lũ ống là gì, tốc độ nước lũ ra sao và thời gian diễn ra các trận lũ là lúc nào? Để biết được lũ ống là gì ? Bài viết này mình sẽ giải đáp tất cả các khái niệm, thuật ngữ về lũ. Cũng như thời gian lũ lớn tại việt nam ta...

Khái niệm lũ là gì

Lũ là hiện tượng mực nước sông dâng cao trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó giảm dần.

Các đặc trưng chính của một trận lũ là gì

Các đặc trưng chính của một trận lũ là gì

Lũ có các đặc trưng chính sau: - Chân lũ lên là mực nước (Hcl) hay lưu lượng (Qcl) khi lũ bắt đầu lên (hình 3.4). - Đỉnh lũ là mực nước (Hđ) hay lưu lượng nước (Qđ) cao nhất trong một trận lũ. - Thời gian lũ lên (tl) là khoảng thời gian từ khi lũ bắt đầu lên đến đỉnh lũ - Thời gian lũ xuống (tx) là khoảng thời gian đỉnh lũ đến khi hết lũ - Thời gian của một trận lũ (t) là khoảng thời gian từ khi lũ bắt đầu lên đến khi hết lũ (t = tl + tx) - Biên độ mực nước lũ là chênh lệch mực nước giữa mực nước đỉnh với mực nước khi lũ bắt đầu lên (DH). Biên độ lũ trên các sông miền núi có thể đạt 10-20 mét, cá biệt, có nơi đạt trên 25 mét (Lai Châu), ở vùng đồng bằng thường từ 3-8 mét.

Lũ ống là gì

Đây là một hiện tượng thiên nhiên chỉ xảy ra tại các vùng miền núi và xuất hiện vào mùa mưa mà thôi, lũ ống thường bị nhầm với lũ quét.

Quá trình hình thành lũ ống

Quá trình hình thành lũ ống

Những con sông nhỏ chảy qua 2 bên sườn núi, khi di chuyển xuống dưới thung lũng, các dòng chảy này khi khép lại, khiến cho dòng chảy bị thu hẹp dần và co thắt tại 1 điểm. Khi có mưa lớn tại thượng nguồn, lượng nước bắt đầu đổ về nhiều , khi dòng chảy đến điểm eo co thắt thì nước không thoát kịp và dâng dần lên phía trên, bên dưới eo thắt sẽ có dòng chảy xiết , nguyên nhân sinh ra lũ ống chính là đây.

Khái niệm về tốc độ nước lũ, lượng lũ, mô đun đỉnh lũ

Tốc độ nước lũ là tốc độ chảy của nước lũ trong sông, có đơn vị là m/s. Tốc độ nước lũ thường khác nhau giữa các sông, giữa các đoạn sông và giữa các trận lũ. Với những sông suối có kích thước vừa và nhỏ ộ dốc lòng sông lớn ở miền núi thì tốc độ nước lũ lớn nhất có thể đạt tới hơn 5m/s; ngược lại ở những con sông lớn thuộc vùng đồng bằng thì tốc độ nước lũ lại tương đối nhỏ (dưới 1-3m/s). Lượng lũ là tổng lượng nước của một trận lũ hoặc trong một khoảng thời gian nào đó của trận lũ. Lượng lũ thường được ký hiệu là W và có đơn vị là m3. Mô đun đỉnh lũ là lượng nước lũ lớn nhất được sinh ra trên 1 km2 diện tích lưu vực sông trong một đơn vị thời gian (1 giây), thường có đơn vị là l/s.km2 hoặc m3/s.km2.

Các sông suối vừa và nhỏ ở trung du và miền núi thì có lũ như thế nào

Lũ trên các sông suối vừa và nhỏ ở miền núi thường lên xuống nhanh, tốc độ chảy lớn và thời gian một trận lũ ngắn, thường chỉ kéo dài không quá 1-3 ngày. Thời gian lũ lên, từ vài giờ cho đến 10-15 giờ, còn thời gian lũ xuống từ một đến vài ngày (hình 3.6). Biên độ lũ thường từ 5-15 m; trong 1 giờ lũ có thể lên được 1-3 m; những trận lũ đặc biệt lớn biên độ lũ có thể lên tới 15 - 20m.

Với các sông lớn thì lũ sẽ diễn ra như thế nào

Lũ ở hạ du các sông lớn thường lên chậm, cường suất lũ lên bằng khoảng vài centimét đến vài chục centimét trong một giờ. Thời gian một trận lũ kéo dài từ vài ngày cho đến vài tháng (hình 3.6). Biên độ lũ thường từ 2 đến 8 m.

Mùa lũ ở nước ta  thường xuất hiện trong thời gian nào

Mùa lũ ở nước ta  thường xuất hiện trong thời gian nào

Mùa lũ trên các sông Bắc Bộ đến Nam Trung Bộ có xu hướng xuất hiện muộn dần từ Bắc vào Nam (Hình 3.7):

  • Bắc Bộ: từ tháng 6 đến tháng 10;
  • Bắc Trung Bộ (từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh):  từ tháng 7 đến tháng 11;
  • Trung và Nam Trung Bộ (từ Quảng Bình đến Ninh Thuận): từ tháng 9 đến tháng 12;
  • Bình Thuận, Nam Bộ và Tây Nguyên: từ tháng 6 đến tháng 11.

Thế nào là lũ muộn, lũ sớm, lũ cuối vụ, lũ chính vụ, lũ tiểu mãn?

Lũ tiểu mãn là gì

Đây là loại do được hình thành từ những cơn mưa rào vào cuối tháng 5 hàng năm, thời kỳ tiết tiểu mãn. Quy mô của lũ tiểu mãn thường không lớn, nhưng lại đóng vai trò cung cấp nước quan trọng cho các hồ chứa thủy điện và sản xuất(thời kỳ này thường nắng nóng và ít mưa dẫn đến nguồn nước tại các hồ chứa cạn kiệt). Tuy nhiên, đôi khi vẫn xuất hiện những cơn lũ tiểu mãn khá lớn, gây nên những thiệt hại đáng kể với người dân nơi đây (chẳng hạn như trận lũ tháng 5 năm 1986).

Lũ chính vụ là gì

Lũ chính vụ là gì

Là những cơn lũ lớn lớn nhất trong năm xuất hiện vào giữa mùa nước lũ, gây ra nhiều thiệt hại to lớn cho con người và vật chất. Thời gian các cơn lũ chính vụ xuất hiện sẽ tùy thuộc vào từng vùng như : tháng 9, 10 ở các sông Tây nguyên, nam bộ, tháng 10, 11 với các sông ở vùng Trung bộ,còn tháng 7, 8 thì lũ chính vụ sẽ xuất hiện trên các sông bắc bộ.

Lũ cuối vụ

Là những con lũ xuất hiện vào những ngày cuối cùng của mùa lũ, vì vậy về mức độ thì nó không còn lớn nữa, tuy nhiên, tùy từng thời điểm, tùy vùng mà điều này có thể không đúng như: Lũ trên các sông Bắc Bộ, Nam Bộ có thể xuất hiện muộn vào tháng 11; ở Trung Bộ vào tháng 12 hoặc tháng 1 năm sau.

Lũ được phân cấp như thế nào

  • Căn cứ vào độ lớn đỉnh lũ trung bình nhiều năm, chia ra các cấp lũ như sau (hình 3.8):
  • Lũ nhỏ là lũ có mực nước đỉnh lũ thấp hơn đỉnh lũ trung bình nhiều năm;
  • Lũ vừa là lũ có mực nước đỉnh lũ tương đưng hoặc xấp xỉ đỉnh lũ trung bình nhiều năm;
  • Lũ lớn là lũ có mực nước đỉnh lũ cao hơn mức đỉnh lũ trung bình nhiều năm;
  • Lũ đặc biệt lớn là lũ có đỉnh cao hiếm thấy trong các thời kỳ quan trắc;
  • Lũ lịch sử là lũ có đỉnh cao nhất trong các thời kỳ quan trắc và điều tra khảo sát.

Hy vọng các thông tin về lũ và Lũ ống là gì đã giúp các bạn hiểu thêm về những thiên tai của nước ta. Ngày này, các cơn lũ xuất hiện ngày càng nhiều, nguyên nhân là do con người ngày càng tàn phá và không bảo vệ môi trường sống của mình. Nhưng môi trường là gì, quan trọng ra sao đối với con người. ==>> Xem thêm Môi trường là gì ? Phân loại môi trường sống của con người