Logistics là gì , đóng vai trò ra sao trong sự phát triển của doanh nghiệp, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của chúng tôi nhé. Cách đây khoảng 5 năm, có lẽ nghề Logistics vẫn chưa được nhiều người biết đến, phải cho đến khi ngành này được đưa vào chương trình học chính thức của ngành Kinh tế và phát triển mạnh cho đến ngày nay. Nếu bạn không hiểu rõ về ngành này thì bạn rất dễ nhầm tưởng các công ty như giaohangtietkiem, giaohangnhanh chính là 1 công ty Logistics. Thực ra ngành Logistics lại mang ý nghĩa rất quan trọng đối với mọi doanh nghiệp sản xuất.

Logistics là gì

Logistics thực ra chính là 1 thuật ngữ chuyên ngành có nguồn gốc từ Hy Lạp, dịch theo nghĩa tiếng Việt là "hậu cần". Hiểu 1 cách đơn giản nhất thì thuật ngữ Logistics là một phần trong chuỗi cung ứng những công việc liên quan đến hàng hóa sản phẩm như đóng gói, vận chuyển, lưu kho và bảo quản cho đến khi món hàng đó đến được tay của người tiêu thụ cuối cùng. Bất kỳ 1 doanh nghiệp sản xuất nào muốn phát triển tốt đều phải có 1 chiến lược Logistics phù hợp với quy mô của doanh nghiệp. Một chiến lược Logistics tốt và phù hợp sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được công sức, tiền bạc cũng như thời gian. Ngày nay, Logistics trở thành 1 trong những yếu tố quan trọng giúp cho doanh nghiệp phát huy được lợi thế cạnh tranh của mình đối với những đối thủ khác. ==>> Xem thêm Một số cách nâng cao diện tích kho đơn giản nhất.

Quy trình Logistics cơ bản

Quy trình Logistics cơ bản tuy về bản chất thì khá đơn giản, tuy nhiên đối với những doanh nghiệp có quy mô càng lớn , nhất là với những doanh nghiệp xuất khẩu ra nước ngoài thì Logistics sẽ là một chiến lược cần có sự đầu tư rất lớn công sức và tiền bạc.

Quy trình Logistics cơ bản

Quy trình Logistics cơ bản và truyền thống

Các hoạt động cơ bản của Logistics bao gồm:

  • Phân loại hàng hóa
  • Đóng gói, xếp dỡ hàng
  • Thu gom hàng hóa
  • Lựa chọn địa điểm nhà máy và kho
  • Quản lý quá trình đặt hàng
  • Vận chuyển nguyên vật liệu
  • Kiểm soát lưu kho
  • Thông tin trong phân phối
  • Dự báo nhu cầu
  • Dịch vụ khách hàng

Để giải được bài toán về kho bãi cùng với các phương tiện vận tải đường sắt, đường bộ, đường thủy, đường hàn không luôn làm hao tổn không ít nhân lực của doanh nghiệp.Chính vì vậy mà ngành dịch vụ Logistics ra đời nhằm giúp cho các doanh nghiệp giảm tải được quá trình này. ==>> Xem ngay Làm thế nào đảm bảo an toàn lao động trong nhà máy

Các hình thức của Logistics

Khi bạn mới bắt đầu tìm hiểu về lĩnh vực Logistics, không khó để bạn bắt gặp những thuật nhữ như 1P, 2P, 3P....P chính là ký tự được viết tắt từ chữ Party, có nghĩa là những bên liên quan, và Logistics cũng sẽ được phân chia theo từng số lượng các bên có liên quan.

Hình thức cơ bản của Logistics

Hình thức cơ bản của Logistics

1PL – First Party Logistics

Tức là doanh nghiệp sản xuất sẽ tự chịu trách nhiệm đối với mọi hoạt động lưu kho, vận chuyển hàng hóa từ đầu vào cho đến khi được chuyển đến tay của người tiêu thụ cuối cùng.

2PL – Second Party Logistics

Nghĩa là doanh nghiệp sản xuất sẽ vừa thuê dịch vụ Logistics bên ngoài, vừa quản lý Logistics cho 1 hoạt động trong chuỗi Logistics, như vậy thì cả 2 bên sẽ có liên quan đến nhau.

3PL – Third Party Logistics

3PL tức là doanh nghiệp sẽ chủ động thuê dịch vụ Logistics bên ngoài , sau đó cùng quản lý và thực hiện các hoạt động của Logistics.

4PL – Fourth Party Logistics

Doanh nghiệp sẽ thuê và bàn giao tất cả các công việc từ phân phối, quản lý và điều hành cho dịch vụ Logistics bên ngoài để tạo thành 1 chuổi Logistics có hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, với sự phát triển và bùng nổ mạnh mẽ của thương mại điện tử, 1 hình thức mới là 5PL ra đời sẽ giúp cho các doanh nghiệp E-Commerce dễ dàng quản lý hàng hóa và thực hiện quá trình Logistics 1 cách thông minh hơn. ==>> Xem ngay Làm sao để kéo dài vòng đời của sản phẩm gỗ lâu nhất

Tầm quan trọng của Logistics

Khi mà thị trường trên thế giới ngày càng phát triển thì lĩnh vực Logistics đóng 1 vai trò rất quan trọng trong cuộc chiến cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau. Doanh nghiệp sẽ giành được chiến thắng nếu xây dựng được cho mình 1 hệ thống quản lý Logistics hiệu quả. Vậy thì thực chất Logistics giúp được gì cho doanh nghiệp ? Nhờ có Logistics mà các doanh nghiệp có thể giải được bài toán nguyên vật liệu vào cho đến đầu ra của sản phẩm 1 cách hiệu quả nhất. Logistics giúp doanh nghiệp giảm được các chi phí vận hành , chi phí vận chuyển từ đó tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác. Rất nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới đã nhận ra được tầm quan trọng của Logistics, từ đó tập trung cây dựng và phát triển các chiến lược Logistics để đạt được những thành công lớn. Không những vậy, Logistics còn là yếu tố hỗ trợ đắc lực cho hoạt động Marketing của doanh nghiệp bằng cách đưa sản phẩm đến đúng thời điểm mà khách hàng đang có nhu cầu nhất, từ đó làm thỏa mãn khách hàng. ==>> Xem thêm Cách sắp xếp kho hàng khoa học giúp gia tăng hiệu quả kinh doanh kho Với bài viết trên, hy vọng các bạn đã hiểu được vai trò cũng như những lợi ích của Logistics là gì đối với doanh nghiệp rồi phải không?