Bóng đá là môn thể thao vua được rất nhiều nước tham gia tranh tài trong các giải đấu với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Tại các nước Đông Nam Á giải đấu AFF Cup được tổ chức 2 năm một lần nhằm thể hiện tinh thần thi đấu trên sân cỏ của các cầu thủ. Sự kiện này diễn ra cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm từ phía người hâm mộ. Cùng Tapchithethao tìm hiểu cụ thể hơn về giải đấu AFF Cup của Đông Nam Á nhé. 

AFF Cup là gì?

Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (tiếng Anh: AFF Championship) là giải bóng đá giữa các đội tuyển bóng đá quốc gia Đông Nam Á do Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) tổ chức.Giải đấu này được tổ chức lần đầu tiên tại Singapore vào năm 1996 với 10 đội tuyển đăng ký trở thành thành viên tham dự. Ở thời điểm ban đầu giải có tên là Tiger Cup và được sử dụng cho đến năm 2004. Kể từ sau đó, giải đấu đổi tên thành AFF Suzuki Cup cho tới ngày nay. AFF Cup 2018 gần đây nhất là mùa giải tổ chức lần thứ 12. 

Giải AFF Cup tổ chức bao nhiêu năm 1 lần?

Mặc dù AFF Cup là giải đấu quen thuộc và thu hút đông đảo sự quan tâm của người hâm mộ. Thế nhưng nhiều người vẫn không biết sự kiện này được tổ chức bao nhiêu năm một lần. Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á quy định, giải AFF Cup sẽ được tổ chức 2 năm một lần. Giải vô địch bóng đá này có sự tham dự của 10 đội bóng thuộc khu vực Đông Nam Á đạt thành tích thi đấu xuất sắc. 

Trong AFF Cup gần đây nhất vào năm 2018, Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á đã thống nhất đưa ra một số thay đổi về hình thức thi đấu. Những điểm này sẽ hoàn toàn khác biệt so với những năm trước nhằm tạo nên sự phù hợp với xu thế thời đại và nâng cao tinh thần thi đấu cho các đội tuyển.

Lịch sử phát triển của giải đấu AFF Cup

AFF Cup có tên đầy đủ là ASEAN Football Championship. Ở cấp độ đội tuyển quốc gia thì đây chính giải đấu cao nhất giữa các đội trong khu vực Đông Nam Á. AFF Cup có lịch sự phát triển và kết quả thi đấu như sau: 

Lịch sử phát triển AFF Cup

Giải đấu AFF Cup được tổ chức lần đầu tiên tại Singapore vào thời điểm năm 1996 dưới sự tài trợ của hãng bia Asia Pacific Breweries. Đây chính là thương hiệu Tiger Beer nên giải đấu lúc đầu cũng mang tên Tiger Cup. Sự kiện này có sự góp mặt của 10 đội tuyển và nhà vô địch là Thái Lan. Sau một thời gian, nhà tài trợ Tiger đã rút lui khiến Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á rất khó khăn để tìm kiếm nguồn kinh phí cho giải đấu được tiếp tục.

Do đó, có một năm AFF Cup đã không thể tổ chức do không tìm được nhà tài trợ. Đến năm 2007, giải đấu đổi tên thành giải vô địch bóng đá Đông Nam Á. Từ thời điểm năm 2008, Suzuki trở thành nhà tài trợ chính cho sự kiện này. Chính vì thế mà giải đấu có tên gọi là AFF Suzuki Cup được ra đời và giữ nguyên cho đến thời điểm hiện nay. 

Kết quả sau các mùa giải

Tính đến mùa AFF Cup 2018 với 12 lần tổ chức tranh tài đã có 4 đội tuyển giành cúp vô địch bao gồm: 

  • Thái Lan đã giành được 5 danh hiệu
  • Singapore có 4 danh hiệu
  • Việt Nam có 2 danh hiệu
  • Malaysia với 2 danh hiệu

Đáng chú ý là giải đấu gần đây nhất vào năm 2018, đội tuyển Việt Nam đã giành ngôi vô địch Đông Nam Á. Chúng ta đã đánh bại Malaysia với tổng tỷ số 3–2 trong 2 trận chung kết lượt đi và lượt về. Sự kiện này đã làm nức lòng người hâm mộ và giúp Việt Nam vươn xa hơn ra tầm quốc tế. 

Cách phân nhóm các đội tham dự AFF Cup

Theo Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á, trong 10 đội tham dự AFF Cup sẽ phân thành 5 nhóm dựa theo năng lực thi đấu. Các nhóm được phân tham gia giải AFF Cup phù hợp nhất bao gồm: 

  • Nhóm 1: Việt Nam cùng Thái Lan
  • Nhóm 2: Malaysia cùng Indonesia
  • Nhóm 3: Myanmar cùng Philippines
  • Nhóm 4: Campuchia cùng Singapore
  • Nhóm 5: Lào cùng Đông Timor

Trong 5 nhóm này sẽ có một nhóm được xem là thi đấu mạnh nhất. Trong vòng bàng, 2 đội thi đấu xuất sắc hàng đầu sẽ bước thẳng vào bán kết. Cùng trong vòng này, các đội tiến hành thi đấu theo hai trận lượt đi và lượt về để tìm ra đội chiến thắng. Đối với vòng chung kết hình thức thi đấu cũng được tổ chức giống như vòng bảng để tìm ra cúp vô địch. 

AFF Cup 2018 có gì mới so với các mùa giải trước?

Trong AFF Suzuki Cup 2018, Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á đã đưa ra những thay đổi đáng kể về thể thức thi đấu. So với những năm trước giải đấu lần này có điều mới như: 

Tăng số đội tham gia giải đấu

Những màu giải trước chỉ có 8 đội tuyển thuộc khu vực Đông Nam Á tham gia giải đấu. Tuy nhiên mùa AFF Cup 2018 đã tăng lên thành 11 đội. Danh sách các tổng số 11 đội bóng: Brunei, Campuchia,  Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Đông Timor, Việt Nam.

Trong số các đội tuyển này sẽ có 9 đội xếp theo thứ tự từ 1 đến 9 trên bảng xếp hạng của FIFA được mặc định đi thẳng vào vòng đấu bảng. 2 đội xếp thứ 10 và thứ 11 sẽ thi đấu vòng loại hai lượt để tìm đội giành vé tham gia.

Thay đổi về thể thức thi đấu

Trong mùa giải năm 2018, hai đội sở hữu thành tích tốt nhất mỗi bảng vẫn sẽ giành quyền vào bán kết. Vòng bán kết và chung kết tiếp tục thi đấu theo thể thức lượt đi và về. Sau đó, xác định đội thắng chung cuộc và có áp dụng luật bàn thắng sân khách. Xếp hạng trong mỗi bảng sẽ được xác định qua điểm số, hiệu số bàn thắng thua hoặc số bàn thắng ghi được.

Trong trường hợp hai hoặc nhiều đội bằng nhau dựa trên ba tiêu chí trên, thứ hạng sẽ được xác định bằng:

  • Kết quả đối đầu trực tiếp giữa các đội liên quan
  • Sút luân lưu nếu hai đội liên quan gặp nhau trận cuối cùng
  • Bốc thăm của Ban tổ chức

Thời điểm khởi tranh giải đấu AFF Cup 2020

AFF Cup là một trong những giải đấu quan trọng bậc nhất đối với nền bóng đá Việt Nam. Sau 10 năm dài chờ đợi đến năm 2018 chúng ta đã giành được chiếc cúp vô địch trong vang dội. Điều này cho thấy sự quyết tâm và bản lĩnh của những ngôi sao vàng, luôn thi đấu vì màu cờ sắc áo.

Mới đây, Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á đã chính thức chốt kế hoạch tổ chức lễ AFF Cup 2020. Theo đó, giải đấu sẽ được tiến hành khai mạc vào ngày 23/11 và kết thúc vào ngày 31/12/2020. So với AFF Cup 2018 thì mùa giải năm 2020 diễn ra muộn hơn khoảng nửa tháng. Bởi các đội tuyển thuộc khu vực Đông Nam Á còn bận đá vòng loại World Cup 2022 và vòng loại Asian Cup 2023.

Hình thức thi đấu trong năm 2020 vẫn sẽ giữ nguyên như AFF Suzuki Cup 2018. Trong đó, 10 đội tuyển tham gia được chia thành 2 bảng. Ở vòng bảng các đội  sẽ thi đấu 2 trận sân nhà và 2 trận sân khách. Như vậy, với thể thức này mọi đội tuyển đều có cơ hội đá trên sân nhà để phục vụ người hâm mộ. 

Lời kết

Trên đây là những thông tin chia sẻ về giải đấu AFF Cup dành cho người hâm mộ Việt Nam nói riêng và trong khu vực Đông Nam Á nói chung. Mong rằng sau khi tham khảo bạn sẽ có thêm kiến thức hữu ích về bóng đá và có cơ hội đồng hành, ủng hộ cho đội bóng mà mình yêu thích trong các mùa giải tiếp theo nhé.